Asia Cup – Giải đấu lớn nhất lục địa Châu Á

Được xem là giải đấu quan trọng nhất của bóng đá Châu Á, Asia Cup luôn thu hút sự chú ý của người hâm mộ toàn thế giới. Đây là nơi các quốc gia sẽ tranh tài để quyết định ai sẽ là vị vua của châu lục lớn nhất hành tinh. Và sau đây sẽ là những điều bạn cần biết về giải đấu hấp dẫn này.

Lịch sử hình thành của giải đấu Asia Cup

Cúp bóng đá châu Á được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và là giải đấu quy tụ các đội tuyển bóng đá nam hàng đầu châu lục này. Thông thường giải đấu sẽ diễn ra mỗi bốn năm một lần. Đây là sự kiện thể thao quan trọng nhất tại châu lục và là giải đấu có tuổi đời lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Cúp bóng đá Nam Mỹ (Copa America). Đội tuyển vô địch không chỉ trở thành ông vua của Châu Á mà còn có quyền đại diện cho AFC tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục từ năm 2015.

Lịch sử Asia Cup

Lịch sử Asia Cup

AFC Asia Cup đã được tổ chức từ năm 1956 tại Hồng Kông với chu kỳ bốn năm một lần cho đến giải đấu năm 2004 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vì trùng lịch với Thế vận hội Mùa hè và Euro nên sau đó AFC đã điều chỉnh lịch trình tổ chức giải sang một thời điểm khác trong năm.

Sau năm 2004, AFC Asia Cup đã trở lại vào năm 2007 với sự đồng đăng cai của bốn quốc gia ở Đông Nam Á:  Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Từ đó, giải đấu tiếp tục được tổ chức theo chu kỳ bốn năm một lần vào thời điểm đầu năm.

Asia Cup 2019 là giải đấu đã chứng kiến một số thay đổi quan trọng với việc AFC chính thức nâng số đội tham dự từ 16 lên thành 24. Ngoài ra, quy tắc mới này cũng cho phép quyền thay đổi cầu thủ thứ 4 từ hiệp phụ. Việc áp dụng Công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) cũng là một cải tiến quan trọng được thấy rõ tại giải đấu năm 2019.

Thể thức thi đấu của Asia Cup

Kể từ năm 2019, AFC Asia Cup đã mở rộng quy mô với sự tham gia của 24 đội tuyển hàng đầu Châu Á. Trong khuôn khổ của giải đấu, các đội tuyển sẽ được phân chia thành 6 bảng với mỗi bảng 4 đội. Đội đứng đầu và đứng nhì mỗi bảng cùng 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất tiến vào vòng knock-out.

Trong trường hợp các đội có số điểm bằng nhau thì tiêu chí được đưa vào sử dụng sẽ là xét thứ tự thành tích đối đầu trực tiếp, sau đó là hiệu số bàn thắng và cuối cùng là số bàn thắng ghi được. Nếu các chỉ số trên giữa hai đội vẫn bằng nhau, điểm fair-play sẽ được áp dụng với thẻ vàng tính 1 điểm, thẻ đỏ trực tiếp và 2 thẻ vàng tính 3 điểm, còn 1 thẻ vàng kèm theo thẻ đỏ trực tiếp sẽ tính là 4 điểm.

Tại vòng loại trực tiếp, mỗi đội tuyển sẽ được phép thực hiện 4 lượt thay người tối đa trước khi trận đấu bước vào hiệp phụ. Điều đáng chú ý là kể từ Asia Cup 2019, vòng chung kết sẽ không có trận đấu tranh hạng ba dành cho hai đội thua ở bán kết nữa, đồng nghĩa với việc sẽ có 2 đội tuyển đồng hạng 3.

Những cột mốc đáng chú ý của giải đấu

Những cột mốc đáng chú ý của giải đấu Asia Cup

Những cột mốc đáng chú ý của giải đấu Asia Cup

Chỉ sau hai năm kể từ khi Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) ra đời vào năm 1954, AFC Asia Cup đã chính thức khởi tranh lần đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 1956, trở thành giải đấu có lịch sử lâu dài, chỉ đứng sau Copa America. Ban đầu, giải đấu chỉ có sự tham gia của 4 đội theo thể thức thi đấu vòng tròn trong 3 kỳ đầu tiên, chỉ đến năm 1964 thì giải đấu mới chuyển sang hình thức mới với nhiều đội bóng hơn.

Trong giai đoạn đầu, các đội tuyển quốc gia mạnh tại Châu Á không quá quan tâm vào việc tham dự giải khi chỉ tập trung chủ yếu vào Olympics và Asiad. Thậm chí, việc các đội bỏ thi đấu hoặc không tham gia từ vòng loại là điều không hiếm. Đội tuyển Hàn Quốc đã hưởng lợi từ tình trạng này và giành chức vô địch hai lần liên tiếp vào các năm 1956 và 1960.

Sau khi Hồng Kông và Hàn Quốc đăng cai hai giải đấu đầu thì sau đó Israel đã tổ chức giải đấu vào năm 1964, nhưng sau đó bị trục xuất khỏi AFC. Hiện nay, đội tuyển Nhật Bản là đội thành công nhất lịch sử với 4 lần đăng quang (1992, 2000, 2004, 2011) và Iran cũng gây ấn tượng với 3 lần vô địch liên tiếp (1968, 1972, 1976). Bên cạnh đó các đội như Saudi Arabia, Úc, Qatar, Iraq và Kuwait cũng đã có ít nhất 1 lần lên ngôi tại giải đấu này.

Đội vô địch sẽ nhận được chiếc cúp thế nào?

Cúp bóng đá Châu Á đã trải qua hai thiết kế khác nhau với thiết kế đầu tiên được sử dụng từ năm 1956 đến 2015, còn chiếc thứ hai được sử dụng từ năm 2019 cho đến nay.

Chiếc cúp đầu tiên có hình dạng như một chiếc bát với đế tròn, có chiều cao là 42 cm và trọng lượng 15 kg. Cho đến giải đấu năm 2000, phần đế màu đen trên cúp sẽ hiển thị tên cũng như năm mà các quốc gia đó giành chiến thắng. Sau đó cúp cũng đã được thiết kế lại khi thêm nhiều chi tiết bạc hơn và giảm phần đế màu đen xuống. Phần đế lúc này không còn khắc tên của các quốc gia vô địch nữa.

Trong lễ bốc thăm vòng bảng năm 2019 tại Burj Khalifa ở Dubai, một chiếc cúp mới do Thomas Lyte thiết kế đã được giới thiệu. Chiếc cúp này có chiều cao 78 cm, chiều rộng 42 cm và nặng 15 kg, được mô phỏng theo hình một bông hoa sen – một loài thực vật mang tính biểu tượng của Châu Á. Năm cánh hoa sen của chiếc cúp tượng trưng cho năm tiểu liên đoàn thuộc AFC. Tên của các quốc gia chiến thắng sẽ được khắc quanh đế cúp và có thể tách rời khỏi thân chính của cúp. Chiếc cúp này có một tay cầm ở mỗi bên, khác biệt với chiếc cúp trước đó khá nhiều.

Ngoài việc nhận cúp, đội vô địch còn được một số tiền mặt lên đến 5 triệu USD từ AFC. Đội á quân sẽ nhận được giải thưởng 3 triệu USD, trong khi hai đội thua ở bán kết đều nhận 1 triệu USD. Các đội tham dự giải đấu cũng nhận được phần thưởng dựa trên thành tích của họ. Được biết tổng giải thưởng của Asia Cup năm 2019 là gần 15 triệu USD.

Top những cầu thủ nổi tiếng nhất từng thi đấu tại Asia Cup

Những cầu thủ huyền thoại của giải đấu

Những cầu thủ huyền thoại của giải đấu

Asia Cup đã chứng kiến sự toả sáng của rất nhiều cầu thủ nổi tiếng, họ đã làm rạng danh đất nước của họ trên bản đồ bóng đá châu lục:

Ali Daei (Iran)

Ali Daei là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất của bóng đá Châu Á. Ông đã tham dự nhiều kì Asia Cup với Đội tuyển Iran và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử giải đấu. Với khả năng ghi bàn xuất sắc, Iran luôn là ứng cử viên vô địch khi có ông trong đội hình.

Hidetoshi Nakata (Nhật Bản)

Là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của thế hệ vàng bóng đá Nhật Bản, Hidetoshi Nakata đã có nhiều lần tham dự Asia Cup. Với kỹ thuật điêu luyện và tầm ảnh hưởng lớn trên sân cũng như phòng thay đồ, Nakata đã giúp đội tuyển Nhật Bản trở thành một thế lực tại giải đấu.

Sami Al-Jaber (Saudi Arabia)

Sami Al-Jaber là một trong những huyền thoại của bóng đá Saudi Arabia và đã nhiều lần tham dự Asia Cup. Ông đã cống hiến những khoảnh khắc đáng nhớ cho người hâm mộ và giúp đội tuyển Saudi Arabia gặt hái nhiều thành công tại giải đấu.

Lời kết

Và đó chính là những thông tin về Asia Cupbóng đá trực tiếp muốn mang đến cho các bạn ngày hôm nay. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn phần nào hiểu rõ hơn về giải đấu này.

Tỷ số trực tiếp, kết quả, lịch thi đấu và số liệu thống kê
© Copyright 2024 Bongdatructiep
Powered by WordPress | Mercury Theme